Phòng tránh bệnh dịch thường gặp trong mùa hè
Sắp bước mùa hè và cũng là thời điểm lý tưởng cho những chuyến đi du lịch đến nhiều địa điểm thú vị. Thế nhưng dịch bệnh mùa hè luôn là vấn đề nan giải cho mọi người khi thời tiết nóng bức, khó chịu đang đến gần. Mùa hè là thời điểm thuận lợi nhất mà các virus và vi khẩn gây bệnh sinh sôi, phát triển gây nên những dịch bệnh khó kiểm soát ở cả người lớn và trẻ em.
- Thứ nhất là vào mùa hè, nhiệt độ tăng cao, thời tiết nắng nóng, khí hậu nóng ẩm mưa nhiều ký sinh trùng, vi-rút và vi khuẩn gây bệnh có cơ hội phát triển mạnh mẽ làm cho mọi người rất dễ bị bệnh làm suy giảm sức đề kháng.
- Thứ hai, trong mùa hè sự bài tiết mồ hôi gia tăng, quá trình trao đổi chất của cơ thể cũng được đẩy mạnh. Cơ thể bị mất một lượng nước khá lớn sẽ khiến nồng độ máu giảm, độ kết dính trong máu tăng cao gây ra một số dịch bệnh mùa hè.
- Thứ ba là điều kiện thời tiết, khí hậu diễn biến thất thường, nóng ẩm mưa nhiều… muỗi và véc tơ truyền bệnh phát sinh và phát triển mạnh.
- Thứ tư là giai đoạn chuyển mùa giữa mùa khô và mùa mưa, con người chưa kịp thích nghi khiến cơ thể dễ bị gây hại.
Một số bệnh thường gặp cũng như cách phòng tránh:
- Sốc nhiệt
Sốc nhiệt là một bệnh mùa hè khá phổ biến xảy ra khi bạn tiếp xúc lâu với nhiệt độ cao. Những dấu hiệu cảnh báo trước tình trạng sốc nhiệt là nhức đầu, chóng mặt, mệt mỏi… Các triệu chứng có thể nặng hơn và dẫn đến tình trạng bất tỉnh, suy nội tạng và cuối cùng là tử vong.
Để phòng ngừa sốc nhiệt, bạn có thể làm mát cơ thể bên ngoài bằng cách tắm nước mát, mở quạt, bật máy lạnh hoặc chườm túi nước đá. Bạn cũng có thể làm mát cơ thể từ bên trong bằng cách uống nước thường xuyên.
- Ngộ độc thực phẩm
Thời tiết nóng ẩm là môi trường phát triển thích hợp cho các vi khuẩn có thể phát triển trong thức ăn và nguồn nước dẫn đến chúng ta bị ngộ độc thực phẩm.
Những vi khuẩn, virus, độc tố và hóa chất trong thức ăn sẽ xâm nhập vào cơ thể người và gây đau bụng, tiêu chảy, buồn nôn hoặc nôn mửa.
Phòng bệnh: Chúng ta có thể tránh ngộ độc thực phẩm bằng cách tự nấu ăn ở nhà thay vì ăn ngoài để kiểm soát chất lượng thức ăn tốt hơn. Đồng thời cũng nên rửa tay hàng ngày bằng dung dịch diệt khuẩn tay nhanh đặc biệt trước khi ăn và sau khi đi vệ sinh và tuân theo các quy tắc vệ sinh chung khi xử lý thực phẩm. Phun thuốc diệt côn trùng và vệ sinh sạch sẽ nơi ở và sinh hoạt.
- Mất nước
Tình trạng mất nước xảy ra khi lượng nước nạp vào không bù được lượng nước mất đi. Đây là tình trạng rất thường xảy ra vào mùa hè nắng nóng vì thường mất nhiều nước và muối khi đổ mồ hôimà không nhận ra.
Một số triệu chứng phổ biến khi bị mất nước là khát nước, chóng mặt hoặc choáng váng, trống ngực, giảm lượng nước tiểu, khô miệng, khô da… Chúng ta có thể bù đắp lượng nước bị mất bằng cách uống nước lọc và các loại nước khác như nước dừa, sữa và nước chanh để cơ thể luôn đủ nước. Chúng ta nên uống ít nhất 10 – 12 ly nước một ngày. Tuy nhiên, nên tránh uống đồ uống có caffeine và gas thường xuyên. Chúng ta nên uống ít nhất 10 – 12 ly nước một ngày. Tuy nhiên có một số trường hợp mất nước nghiêm trọng có thể sẽ cần sự hỗ trợ giải quyết của bác sĩ.
- Bệnh sốt xuất huyết: Sốt xuất huyết xảy ra quanh năm nhưng tăng cao vào mùa mưa. Bệnh có thể trở nặng bất ngờ, gây tử vong cao. Bệnh chưa có thuốc trị đặc hiệu và thuốc phòng ngừa.
Để phòng sốt xuất huyết cần mặc quần áo dài tay, ngủ màn, đậy kín lu, vại, bể chứa nước và hàng tuần nên cọ rửa với bàn chải để trứng muỗi rơi ra, dọn dẹp nhà cửa ngăn nắp, sạch thoáng, không treo quần áo làm chỗ cho muối trú đậu, loại bỏ các vật chứa nước đọng (gáo dừa, lon, đồ hộp, ly, chai lọ vì…), thay nước bình hoa mỗi ngày. Có thể dùng thuốc diệt muỗi hoặc nhang trừ muỗi.
5. Bệnh thủy đậu: Đây là một bệnh truyền nhiễm do virus gây ra và rất dễ lây lan, có thể lây qua đường hô hấp, người lành dễ bị nhiễm bệnh nếu hít phải những giọt nước bọt bắn ra khi bệnh nhân thủy đậu ho, hắt hơi hoặc nhảy mũi… nhất là trẻ em. Ngoài ra bệnh có thể lây từ bóng nước khi bị vỡ ra, lây từ vùng da bị tổn thương hoặc lở loét từ người mắc bệnh. Đặc biệt, phụ nữ mang thai không may bị nhiễm bệnh sẽ rất dễ lây cho thai nhi thông qua nhau thai.
Hiện nay đã có vắc xin ngừa thủy đậu. Với người lớn, tiêm 2 liều cách nhau tốt nhất là sau 6 tuần.
- Quai bị
Quai bị là bệnh truyền nhiễm do virus gây ra và cũng là một trong những bệnh mùa hè thường gặp. Virus gây ảnh hưởng đến tuyến mang tai ở phía trước tai dẫn đến sưng, đau cũng như sốt nghiêm trọng. Bệnh quai bị có thể bị phát tán khi người bệnh hắt hơi hay ho.
Quai bị là một bệnh rất dễ lây. Các triệu chứng thường gặp của bệnh quai bị là đau mặt hoặc hai bên má, đau khi nhai hoặc nuốt, sốt, đau đầu, viêm họng, sưng hàm…
Hiện nay có vắc xin quai bị có thể giúp phòng ngừa căn bệnh mùa hè này.
S1959