1900.636.628

Điểm tin ngày 23/07/2022

Báo điện tử Tri thức trực tuyến có bài: Trường hợp dễ gặp biến chứng nặng khi mắc cúm A.

https://zingnews.vn/truong-hop-de-gap-bien-chung-nang-khi-mac-cum-a-post1338230.html

Gần đây, dịch cúm A bùng phát với số ca bệnh tăng cao, đặc biệt gặp nhiều ở trẻ em. Nhiều người nhầm lẫn giữa cúm A và cúm thường nên chủ quan. Điều này có thể gây ra hậu quả khôn lường.

Bác sĩ Nguyễn Trí Thức, khoa Bệnh lây đường tiêu hóa (A4-B), Bệnh viện Trung ương Quân đội 108, Hà Nội, cho biết cúm A là bệnh nhiễm trùng đường hô hấp cấp tính do virus, có khả năng lây nhiễm cao và rất nhanh trong cộng đồng. Cúm A lây lan qua đường giọt bắn khi người bệnh ho, hắt hơi, cười hoặc nói chuyện.

Người dân có thể mắc bệnh khi tiếp xúc, chạm tay vào bề mặt vật dụng bị nhiễm virus sau đó đưa tay lên mũi, miệng, mắt. Do đó, khi bị nhiễm bệnh, bạn cần nghỉ ngơi tại nhà, hạn chế tiếp xúc để tránh lây nhiễm cho mọi người.

Một số triệu chứng thường gặp là đau họng, ho; hắt hơi, chảy nước mũi hoặc nghẹt mũi; sốt, ớn lạnh; nhức đầu, nhức mỏi cơ thể; cảm thấy mệt mỏi.

Để điều trị cúm A, người bệnh cần uống nhiều nước; uống thuốc hạ sốt, giảm đau paracetamol; cố gắng nghỉ ngơi nhiều; ăn đầy đủ chất dinh dưỡng; tắm nước ấm hoặc lau người, chườm ấm khi sốt cao.

Cách phòng ngừa virus cúm A

– Vệ sinh cá nhân tốt: Rửa tay thường xuyên, đeo khẩu trang khi ra đường, tránh đám đông lớn. Đặc biệt, khi dịch cúm bùng phát, che miệng và mũi khi ho hoặc hắt hơi. Trường hợp bị sốt ở nhà ít nhất 24 giờ sau khi hết để tránh lây nhiễm cho người khác.

– Ăn đầy đủ các chất dinh dưỡng để đảm bảo sức khỏe.

– Thường xuyên lau sạch, vệ sinh, lau sạch các bề mặt, vật dụng tiếp xúc hàng ngày, sàn nhà bằng xà phòng hoặc chất tẩy rửa thông thường. Mở cửa thoáng mát nơi ở, lớp học, phòng làm việc.

– Cách tốt nhất để phòng ngừa cúm A là tiêm vaccine cúm hàng năm. Mỗi mũi tiêm có thể chống lại 3-4 loại virus cúm khác nhau trong mùa cúm năm đó. Đặc biệt, gia đình có trẻ em cần tiêm đủ, đúng lịch, tiêm nhắc lại để chủ động phòng tránh dịch bệnh.

Báo điện tử Dân trí có bài: Chỉ 10% người lao động Việt Nam đáp ứng được yêu cầu của doanh nghiệp.

https://dantri.com.vn/giao-duc-huong-nghiep/chi-10-nguoi-lao-dong-viet-nam-dap-ung-duoc-yeu-cau-cua-doanh-nghiep-20220723092610614.htm

Theo đánh giá của World Bank tỷ lệ lao động Việt Nam có trình độ kỹ năng chuyên môn chưa đến 30% và chỉ 10% người lao động Việt Nam đáp ứng được yêu cầu của doanh nghiệp trong thời kỳ chuyển đổi số.

Theo báo cáo của Tổng cục thống kê (2022), tỷ lệ lao động Việt Nam có trình độ kỹ năng chuyên môn là chưa đến 30% và chỉ 10% người lao động Việt Nam đáp ứng được yêu cầu của doanh nghiệp trong thời kỳ chuyển đổi số theo đánh giá của World Bank (2019).

Thực tế, khảo sát của nhóm tác giả trên gần 2628 doanh nghiệp cho thấy yếu tố quan trọng nhất trong thích ứng trước cuộc CM 4.0 không phải đến từ các kỹ năng công nghệ thông tin mới, khả năng phân tích dữ liệu hay áp dụng kiến thức chuyên số chuyên sâu mà là kỹ năng giao tiếp và hợp tác của người lao động (với 59% sự đồng thuận).

Báo Giáo dục & Thời đại có bài: Những con số lo ngại về sức khoẻ tâm thần của trẻ em.

https://giaoducthoidai.vn/nhung-con-so-lo-ngai-ve-suc-khoe-tam-than-cua-tre-em-post600937.html

Cục trưởng Cục Trẻ em Đặng Hoa Nam nhấn mạnh, vấn đề người mắc rối loạn sức khỏe tâm thần đang có xu hướng gia tăng trên toàn cầu. Vì vậy, cần tăng cường nhiều biện pháp hơn nữa để bảo vệ trẻ em.

Tại Việt Nam, tình trạng trẻ em và vị thành niên gặp các vấn đề sức khỏe tâm thần là một vấn đề xã hội cần đặc biệt lưu tâm. Nhất là trong bối cảnh dịch bệnh Covid-19 tác động tiêu cực đến vấn đề sức khỏe tâm lý, tâm thần của trẻ.

Theo Cục trưởng Cục Trẻ em Đặng Hoa Nam, vấn đề người mắc rối loạn sức khỏe tâm thần vẫn đang có xu hướng gia tăng trên toàn cầu. UNICEF đã cảnh báo Covid-19 có thể sẽ tác động đến sức khỏe tâm thần của thanh thiếu niên. Vì vậy, cần tăng cường nhiều biện pháp hơn nữa để bảo vệ trẻ em.

Bác sĩ Nguyễn Minh Hằng (Bệnh viện Nhi Trung ương) cho biết, một trong những nguyên nhân khiến trẻ vị thành niên tự tử xuất phát từ những mối quan hệ bất hòa, mâu thuẫn với gia đình, bạn bè, xã hội, nhưng không được chia sẻ để giải quyết. Yếu tố bạo lực gia đình, học đường cũng là nguyên nhân ảnh hưởng tới suy nghĩ, hành vi tiêu cực ở trẻ. Ngoài ra, việc trẻ lạm dụng thiết bị điện tử, như tivi, điện thoại, máy tính cũng là nguyên nhân dẫn tới tình trạng trầm cảm và tự tử gia tăng, khi trẻ ngày càng thu hẹp trong thế giới của riêng mình.

Hồng Hạnh (TH)

Thông tin liên hệ

Thông tin liên hệ