1900.636.628

Điểm tin ngày 21/10/2022

Báo điện tử VOVNews đưa tin: Cảnh báo dịch sốt xuất huyết còn phức tạp.

https://vov.vn/xa-hoi/canh-bao-dich-sot-xuat-huyet-con-phuc-tap-post978576.vov

Theo CDC Hà Nội, các bệnh nhân được ghi nhận tại toàn bộ 30 quận, huyện, thị xã trên địa bàn. Trong đó, số lượng bệnh nhân tập trung chủ yếu tại một số quận huyện như Đan Phượng, Thường Tín, Thanh Oai, Nam Từ Liêm.

Cộng dồn trong năm 2022, Hà Nội đã có 6.779 ca mắc sốt xuất huyết, 5 trường hợp tử vong. Số ca mắc tăng gấp 3,2 lần so với cùng kỳ năm 2021.

Theo nhận định của Cục Y tế Dự phòng, nhiều khả năng trong thời gian tới, tình hình dịch sốt xuất huyết tại Việt Nam sẽ tiếp tục diễn biến phức tạp. Trong đó, số ca mắc cũng vẫn tăng ở mức cao do chúng ta đang trong cao điểm của mùa dịch hàng năm.

Các chuyên gia y tế khuyến cáo, cách phòng bệnh tốt nhất là diệt muỗi, lăng quăng/bọ gậy và phòng chống muỗi đốt. Cho người bị sốt xuất huyết nằm trong màn, tránh muỗi đốt để tránh lây lan bệnh cho người khác.

Đồng thời tích cực phối hợp với chính quyền và ngành y tế trong các đợt phun hóa chất phòng, chống dịch.

Tạp chí tri thức trực tuyến có bài: Nỗi buồn có thể khiến con người già nhanh hơn hút thuốc.

https://zingnews.vn/noi-buon-co-the-khien-con-nguoi-gia-nhanh-hon-hut-thuoc-post1366806.html

Vào năm 2021, một nghiên cứu kéo dài hàng thập kỷ với 2,3 triệu người New Zealand đã phát hiện ra mối liên hệ chặt chẽ giữa rối loạn tâm thần với sự khởi phát của bệnh tật và tử vong.

Một nghiên cứu khác cùng năm cho thấy các vấn đề sức khỏe tâm thần liên quan đến quá trình lão hóa nhanh ở tuổi trung niên. Hơn nữa, dấu hiệu lão hóa này xảy ra nhiều năm trước khi các bệnh khác liên quan đến tuổi tác xuất hiện.

Với những phát hiện này, các nhà nghiên cứu ở Mỹ và Hong Kong đã thiết kế thuật toán máy tính để tạo ra một đồng hồ lão hóa mới kết hợp một số yếu tố sức khỏe tâm lý và dấu ấn sinh học trong máu.

Cuối cùng, các tác giả đã tìm thấy các yếu tố tâm lý, như cảm thấy không hạnh phúc hoặc cô đơn, làm con người già đi 1,65 tuổi theo tuổi sinh học. Tác động này vượt qua các đặc điểm nhân khẩu học khác, bao gồm giới tính sinh học, khu vực sinh sống, tình trạng hôn nhân và mức độ hút thuốc.

Do đó, họ kết luận “thúc đẩy sức khỏe tinh thần có thể được coi là một can thiệp chống lão hóa tiềm năng với những lợi ích có thể ngang bằng với các phương pháp trị liệu vật lý”.

Báo điện tử VTCNews có bài: Nhận biết và phòng tránh bệnh mùa lạnh cho trẻ em.

https://vtc.vn/nhan-biet-va-phong-tranh-benh-mua-lanh-cho-tre-em-ar708543.html

Theo các bác sĩ, trong giai đoạn thời tiết chuyển lạnh, cha mẹ cần chú ý tới các bệnh truyền nhiễm về hô hấp cũng như một số bệnh khác liên quan đến môi trường ăn uống, sinh hoạt của trẻ tại nhà và tại trường học. 

PGS.BS Nguyễn Tiến Dũng – nguyên trưởng khoa Nhi – Bệnh viện Bạch Mai cho biết, các bệnh về đường hô hấp do các vi khuẩn hay virus gây ra, sau đó sẽ là bệnh về đường tiêu hóa.

Thời tiết giao mùa Thu – Đông có đặc trưng là nhiệt độ và thời tiết thay đổi đột ngột, độ ẩm không khí cao, chênh lệch nhiệt độ ngày – đêm lớn… Tất cả tạo điều kiện thuận lợi cho virus, vi khuẩn có hại phát triển. Theo PGS.TS Nguyễn Tiến Dũng, nguyên Trưởng Khoa Nhi Bệnh viện Bạch Mai, thời tiết giao mùa là thời điểm dịch cúm, sốt xuất huyết, tiêu chảy, viêm đường hô hấp…bùng phát và với sức đề káng kém, trẻ em là đối tượng dễ bị tổn thương nhất. 

Các chuyên gia y tế lưu ý, khi trẻ mắc các triệu chứng viêm đường hô hấp, cha mẹ tuyệt đối tránh tự ý dùng kháng sinh không theo chỉ định của bác sĩ. Theo đó, thay cho kháng sinh phụ huynh cần tăng sức đề kháng giúp trẻ chống chọi các bệnh đường hô hấp khi thời tiết giao mùa.

P.TT&TT (TH)

Thông tin liên hệ

Thông tin liên hệ