1900.636.628

Điểm tin ngày 21/09/2022

 

Báo Sức khỏe và Đời sống có đưa tin: Sáng 21/9: Ca mắc mới và bệnh nhân COVID-19 nặng đều tăng, nhiều nơi vẫn tiêm vaccine chậm, thấp.

https://suckhoedoisong.vn/sang-21-9-ca-mac-moi-va-benh-nhan-covid-19-nang-deu-tang-nhieu-noi-van-tiem-vaccine-cham-thap-169220921071820123.htm

Bộ Y tế cho biết ngày 20/9 có 3.177 ca COVID-19 mới, tăng gần 1.400 ca so với trước đó. Trong ngày có hơn 1.400 bệnh nhân khỏi và 1 trường hợp F0 tại Cần Thơ tử vong.

Sau nhiều ngày liên tiếp số khỏi bệnh rất cao, gấp nhiều lần số mắc mới, thì liên tục trong mấy ngày nay, số ca khỏi bệnh khá thấp, có ngày chỉ vài trăm ca đến hơn 1000 ca. Trong khi số bệnh nhân tử vong thời gian gần đây ghi nhận liên tục, dao động 1-2 trường hợp/ ngày.

Mặc dù số ca mắc mới COVID-19 và ca nặng đều tăng, tuy nhiên hiện vẫn còn nhiều địa phương tiêm vaccine COVID-19 cho các đối tương theo hướng dẫn như mũi 3 và mũi 4, tiêm cho trẻ từ 5 – dưới 12 tuổi vẫn chậm và thấp so với mức bình quân của cả nước.

Dịch bệnh được dự báo vẫn còn diễn biến khó lường trên thế giới trong thời gian tới. Tổ chức Y tế thế giới đánh giá thế giới vẫn đang trong giai đoạn đại dịch và cảnh báo về những biến thể mới của virus SARS-CoV-2 có thể làm cho dịch COVID-19 trở nên phức tạp và gia tăng trở lại. Vaccine vẫn là biện pháp quan trọng trong phòng, chống dịch; đồng thời tiếp tục đẩy mạnh tiêm chủng, chủ động xây dựng và triển khai các kịch bản, phương án đáp ứng với mọi tình huống dịch bệnh; tuyệt đối không chủ quan, lơ là, mất cảnh giác.

Báo An nih Thủ đô có đưa tin: Những đợt không khí lạnh đầu tiên sẽ tràn xuống Bắc bộ từ cuối tháng 9.

https://www.anninhthudo.vn/nhung-dot-khong-khi-lanh-dau-tien-se-tran-xuong-bac-bo-tu-cuoi-thang-9-post517467.antd

Trung tâm Dự báo khí tượng thủy văn quốc gia thông tin, chiều 20/9, mưa giông đã xuất hiện khu vực Bắc bộ; từ ngày 21/9, mưa giông có khả năng mở rộng ra toàn khu vực Bắc bộ, Bắc Trung bộ; trong đó khu vực đồng bằng, ven biển Bắc bộ và Bắc Trung bộ có khả năng xuất hiện mưa vừa, có nơi mưa to và kéo dài đến khoảng ngày 23-24/9.

Trong mưa giông có khả năng xảy ra lốc, sét và gió giật mạnh. Nguy cơ xảy ra lũ quét, sạt lở đất tại khu vực vùng núi và ngập úng tại các khu vực trũng, thấp.

Tiếp đó, từ ngày 28 đến 29/9 khu vực Bắc bộ có mưa rào và giông rải rác, cục bộ mưa to.

Theo Trung tâm Dự báo khí tượng thủy văn quốc gia, dự báo khoảng cuối tháng 9/2022, miền Bắc bắt đầu có các đợt không khí lạnh tác động, tuy nhiên các đợt này chưa có khả năng gây rét, mà chủ yếu mang tới thời tiết lạnh về đêm và sáng, cùng với đó là gây mưa lớn ở các tỉnh miền Trung.

Báo Dân trí có bài: Virus Adeno khiến 6 trẻ tử vong nguy hiểm mức nào, làm sao để phòng bệnh?

https://dantri.com.vn/suc-khoe/virus-adeno-khien-6-tre-tu-vong-nguy-hiem-muc-nao-lam-sao-de-phong-benh-20220920105519309.htm

PGS.TS Lê Thị Hồng Hanh – Giám đốc Trung tâm Hô Hấp, Bệnh viện Nhi Trung ương cho biết, Adenovirus là một virus quen thuộc, không phải virus mới, lưu hành tất cả các mùa quanh năm, nhưng phát triển mạnh mẽ vào giai đoạn chuyển mùa thu – đông, xuân – hè.

Adenovirus có thể gây bệnh ở mọi đối tượng và mọi lứa. Trong đó, các đối tượng như trẻ em, người lớn tuổi, người bị bệnh mạn tính… thường có nguy cơ cao nhiễm virus này do có sức đề kháng kém.

Phần lớn bệnh nhi nhiễm Adenovirus được điều trị khỏi bệnh trong thời gian từ 10-15 ngày. Nguy cơ tử vong rất ít xảy ra.

Tuy nhiên, Adenovirus có khả năng lây lan nhanh trong cộng đồng và gây ra nhiều biến chứng nguy hiểm nếu không được điều trị kịp thời.

Hiện chưa có vaccine phòng ngừa Adenovirus, vì thế cách tốt nhất để kiểm soát bệnh lây lan là phát hiện sớm, cảnh giác với các yếu tố lâm sàng, yếu tố dịch tễ để không bỏ lỡ xét nghiệm; tuân thủ các biện pháp dự phòng thường quy đồng thời tuân thủ tiêm chủng các vaccine phòng bệnh đang sẵn có.

Ngoài ra, chuyên gia khuyến cáo thực hiện những biện pháp sau để phòng ngừa lây nhiễm Adenovirus cho trẻ:

– Cho trẻ bú sớm, ngay sau sinh, bú sữa mẹ hoàn toàn trong 6 tháng đầu, bú kéo dài đến 2 tuổi.

– Đảm bảo chế độ ăn dặm của trẻ hợp lý, đủ các thành phần dinh dưỡng.

– Giữ gìn môi trường sống của trẻ sạch sẽ, thoáng mát.

– Vệ sinh mũi họng cho trẻ thường xuyên.

– Vệ sinh thân thể, rửa tay thường xuyên, cho trẻ mặc quần áo phù hợp với nhiệt độ môi trường, tránh để trẻ bị nhiễm lạnh.

– Cần đeo khẩu trang khi trẻ ra ngoài, tránh tiếp xúc với trẻ em bị ốm, bệnh.

– Tiêm vaccine phòng bệnh đầy đủ, đúng lịch.

Nếu trẻ có biểu hiện bất thường về hô hấp, cha mẹ cần đưa trẻ đến ngay cơ sở y tế để được khám, chẩn đoán và điều trị kịp thời, tránh các biến chứng nguy hiểm có thể xảy ra.

P.TT&TT (TH)

Thông tin liên hệ

Thông tin liên hệ