1900.636.628

Điểm tin ngày 18/03/2022

Báo Người lao động có bài: Chính phủ yêu cầu nghiên cứu hạ cấp độ dịch Covid-19 từ nhóm A xuống nhóm B.

https://nld.com.vn/chinh-tri/chinh-phu-yeu-cau-nghien-cuu-ha-cap-do-dich-covid-19-tu-nhom-a-xuong-nhom-b-20220317213022989.htm

Ngày 17-3, Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam đã ký ban hành Nghị quyết số 38 về Chương trình phòng, chống dịch Covid-19 (Chương trình).

Chương trình này được thực hiện trong thời gian 2 năm 2022-2023. Trường hợp dịch bệnh kết thúc sớm hơn hoặc kéo dài sang năm 2024, Bộ Y tế báo cáo Chính phủ xem xét việc tiếp tục thực hiện Chương trình này hoặc sửa đổi, bổ sung kịp thời, phù hợp với tình hình dịch bệnh.

Mục tiêu cụ thể của Chương trình là bảo đảm đạt tỷ lệ bao phủ vắc-xin phòng Covid-19. Chính phủ yêu cầu thực hiện linh hoạt nguyên tắc “ngăn chặn – phát hiện – cách ly – khoanh vùng – dập dịch” theo quy mô và phạm vi hẹp nhất có thể, phù hợp với diễn biến dịch bệnh; áp dụng linh hoạt công thức chống dịch “5K + vắc-xin, thuốc + điều trị + công nghệ + ý thức người dân + các biện pháp khác”.

Báo điện tử Thanh niên có bài: F0 có khả năng miễn dịch, sao lại tái nhiễm?

https://thanhnien.vn/f0-co-kha-nang-mien-dich-sao-lai-tai-nhiem-post1439398.html

Nhiều chuyên gia y tế cho rằng vấn đề tái nhiễm Covid-19 tùy thuộc vào khả năng miễn dịch của từng người.

Bao lâu sau thì có thể tái nhiễm?

Theo Trung tâm Kiểm soát và Phòng ngừa Dịch bệnh (CDC) Mỹ: “Dữ liệu mới nhất cho thấy trong vòng 3 tháng sau khi nhiễm Covid-19 lần đầu, người bệnh không cần làm xét nghiệm. Chỉ khi có triệu chứng của Covid-19 thì mới cần xét nghiệm”.

Những ai dễ bị tái nhiễm?

Người nhiễm Covid-19 lần đầu triệu chứng nhẹ, không có phản ứng miễn dịch tốt. Đặc biệt nếu những người này tiếp xúc với lượng lớn virus, chắc chắn có thể xảy ra tái nhiễm, tiến sĩ Thomas Russo, Giáo sư, Trưởng khoa bệnh truyền nhiễm tại Đại học Buffalo ở New York (Mỹ), nói với giới truyền thông về sự tái nhiễm Covid-19.

Một nhóm các nhà nghiên cứu tại Weill Cornell Medicine (Qatar) đã phát hiện ra rằng, người từng nhiễm Covid-19 trước đây có đến khoảng 90% hiệu quả ngăn ngừa nhiễm các biến thể Alpha, Beta hoặc Delta. Nhưng với biến thể Omicron mới này, khả năng miễn dịch này chỉ còn đạt 56%, theo Times Of India.

Báo điện tử VOV có bài: Mở cửa phục hồi nền kinh tế và vaccine cho toàn dân.

https://vov.vn/chinh-tri/mo-cua-phuc-hoi-nen-kinh-te-va-vaccine-cho-toan-dan-post931190.vov

Tỷ lệ tử vong thấp, mở cửa để phục hồi kinh tế, tiến tới coi Covid-19 là bệnh đặc hữu – những thông tin lạc quan đó chỉ có thể có được dựa trên một cơ sở vững chắc: tỷ lệ bao phủ vaccine ở Việt Nam về đích sớm hơn khuyến cáo của WHO.

Dù là nước tiếp cận vaccine chậm hơn nhiều nước khác trên thế giới nhưng cho đến nay, 98% người trưởng thành Việt Nam đã được tiêm 2 mũi vaccine ngừa Covid-19. Hơn 200 triệu liều vaccine ngừa Covid-19 đã được tiêm miễn phí cho người dân. Việt Nam đang thần tốc hoàn thành tiêm vaccine mũi thứ 3 cho người trên 18 tuổi và việc tiêm mũi thứ 2 cho người từ 12-17 tuổi trong tháng 3; chuẩn bị tiêm cho trẻ từ 5-11 tuổi, nghiên cứu tiêm mũi thứ 4 và tiêm cho trẻ dưới 5 tuổi.

Những con số trên chỉ thật sự ấn tượng khi 40% phần còn lại của thế giới vẫn chưa biết đến vaccine. Với Việt Nam, ngay từ đầu, Chính phủ đã xác định phải bao phủ vaccine nhanh nhất và dứt khoát phải tiêm miễn phí cho người dân.

Năm 2022, cùng với việc tiếp tục bao phủ vaccine, Việt Nam phấn đấu sẽ chiến thắng dịch bệnh, từng bước “bình thường hóa” với dịch Covid-19, thúc đẩy phục hồi nhanh, phát triển kinh tế – xã hội bền vững.

Hồng Hạnh (TH)

Thông tin liên hệ

Thông tin liên hệ