1900.636.628

Điểm tin ngày 13/10/2022

Ảnh: Anh Tú

Báo điện tử VTVNews có đua tin: Chất lượng không khí Hà Nội lại ở ngưỡng rất xấu.

https://vtv.vn/xa-hoi/chat-luong-khong-khi-ha-noi-lai-o-nguong-rat-xau-20221012162233675.htm

TS Hoàng Dương Tùng, Chủ tịch Mạng lưới không khí sạch Việt Nam, nguyên Phó Tổng cục trưởng Tổng cục Môi trường (Bộ Tài nguyên Môi trường) cho biết, hiện tượng chất lượng không khí ở mức rất xấu tại Hà Nội và khu vực phía Bắc hiện nay là do các tỉnh, thành này đã bước vào mùa ô nhiễm. Theo ông Tùng, mùa đông đều là mùa ô nhiễm ở các tỉnh phía Bắc, đặc biệt là Hà Nội.

Người dân cần theo dõi thường xuyên chất lượng không khí để bố trí lịch làm việc, vui chơi hợp lý. Trong khi đó, các chuyên gia y tế đưa ra lời khuyên, người dân phải thường xuyên sử dụng khẩu trang, kính che mắt khi đi đường hoặc tiếp xúc với môi trường nhiều khói, bụi; hạn chế lưu thông qua các khu vực nhiều khói công nghiệp.

Đối với trẻ em, các bậc phụ huynh cần hạn chế cho các con ra đường vào thời điểm tan tầm, sử dụng khẩu trang lọc bụi mịn, giữ ấm mũi, họng, cổ, tránh các hoạt động ngoài trời quá lâu và không cần thiết.

Báo Sài Gòn giải phóng đưa tin: 100 ca tử vong do sốt xuất huyết, Bộ Y tế lưu ý các biện pháp phòng bệnh.

https://www.sggp.org.vn//100-ca-tu-vong-do-sot-xuat-huyet-bo-y-te-luu-y-cac-bien-phap-phong-benh-848455.html

Ngày 12-10, Bộ Y tế cho biết, tích lũy từ đầu năm 2022 đến nay, cả nước ghi nhận gần 250.000 người mắc sốt xuất huyết (SXH) với 100 ca tử vong. So với cùng kỳ năm 2021, số ca mắc SXH tăng 4,7 lần, tử vong tăng 80 trường hợp.

Trong số các địa phương thì Hà Nội đã ghi nhận hơn 4.700 ca mắc SXH, tăng gấp 3,8 lần so với số ca mắc cùng kỳ năm 2021 và đã có 5 ca tử vong.

Theo các chuyên gia dịch tễ, bệnh SXH có thể gặp ở cả trẻ em và người lớn. Do hiện nay SXH chưa có vaccine phòng bệnh và chưa có thuốc điều trị đặc hiệu nên Bộ Y tế khuyến cáo biện pháp phòng bệnh chủ yếu và hiệu quả nhất là diệt muỗi, diệt lăng quăng, bọ gậy và phòng muỗi đốt.

Tạp chí Tri thức trực tuyến có bài: Cách khử khuẩn để phòng đậu mùa khỉ.

https://zingnews.vn/cach-khu-khuan-de-phong-dau-mua-khi-post1364678.html

Theo Quyết định 2265/QĐ-BYT Hướng dẫn tạm thời giám sát và phòng, chống bệnh đậu mùa khỉ, Bộ Y tế hướng dẫn chi tiết các cơ sở y tế dự phòng và khám, chữa bệnh trên toàn quốc các biện pháp xử lý ổ dịch, đối với người bệnh; đối với người tiếp xúc gần, khử khuẩn và xử lý môi trường ổ dịch.

Trong đó, biện pháp khử khuẩn được hướng dẫn như sau:

– Khu vực nhà ở, nơi làm việc/học tập của người bệnh phải được khử khuẩn bằng cách lau rửa nền nhà, tay nắm cửa và bề mặt các đồ vật trong nhà bằng các chất tẩy rửa thông thường hoặc dung dịch khử khuẩn có chứa 0,05% Clo hoạt tính.

– Thực hiện thông khí, thông thoáng nhà ở, sử dụng quạt, hạn chế dùng điều hòa; thường xuyên lau nền nhà, tay nắm cửa và bề mặt các đồ vật trong nhà bằng các chất tẩy rửa thông thường.

– Đồ vải như quần áo, chăn màn, ga gối của người bệnh đã sử dụng cần được ngâm ngập hoàn toàn dung dịch khử khuẩn chứa 0,05% Clo hoạt tính trong thời gian tối thiểu 20 phút trước khi giặt sạch.

– Đồ dùng đựng thức ăn, nước uống của người bệnh phải được rửa sạch, đun sôi trong 10-15 phút, để khô trước khi sử dụng lại.

– Các phương tiện chuyên chở người bệnh phải được sát khuẩn, tẩy uế bằng dung dịch khử khuẩn có chứa 0,05% Clo hoạt tính.

– Việc khử khuẩn các khu vực có liên quan dịch tễ khác bằng biện pháp lau bề mặt có chứa 0,05-0,1% Clo hoạt tính sẽ do cán bộ dịch tễ quyết định dựa trên cơ sở điều tra thực tế.

– Tùy theo diễn biến của dịch bệnh đậu mùa khỉ, các kết quả điều tra, nghiên cứu dịch tễ học, vi rút học, lâm sàng và các khuyến cáo của Tổ chức Y tế thế giới, Bộ Y tế sẽ tiếp tục cập nhật và điều chỉnh hướng dẫn cho phù hợp.

S1959 (Tổng hợp)

 

Thông tin liên hệ

Thông tin liên hệ