1900.636.628

Điểm tin ngày 07/03/2022

Báo Thanh niên có bài: Đến lúc bỏ đếm số ca bệnh và xem Covid-19 là bệnh đặc hữu?

https://thanhnien.vn/den-luc-bo-dem-so-ca-benh-va-xem-covid-19-la-benh-dac-huu-post1436093.html

Dịch bệnh Covid-19 đang gia tăng nhanh chóng với chủng gây bệnh chiếm ưu thế là Omicron.

Theo các chuyên gia nhận định, số ca được báo cáo hằng ngày của ngành y tế chỉ là bề nổi của tảng băng, bởi còn rất nhiều ca bệnh không báo cáo và phía trước chưa biết chủng vi rút nào sẽ xuất hiện, và còn bao nhiêu đợt dịch nữa.

Như vậy, việc xem Covid-19 là bệnh đặc hữu (hiểu nôm na là bệnh lưu hành thông thường) và bỏ đếm số ca bệnh cần cân nhắc thấu đáo trên nhiều yếu tố.

Đến nay dịch bệnh cơ bản đang được kiểm soát trên phạm vi cả nước. Tất cả các địa phương đều đã chuyển sang trạng thái “Thích ứng an toàn, linh hoạt, kiểm soát hiệu quả dịch Covid-19” theo Nghị quyết 128/NQ-CP của Chính phủ.

Tuy vậy, số mắc mới có xu hướng gia tăng nhanh tại hầu hết các tỉnh, thành trong tháng qua (với khoảng 50.000 – 75.000 ca mỗi ngày, ngày cao nhất là hơn 142.000 ca). Số trường hợp mắc tăng nhiều hơn ở nhóm chưa tiêm vắc xin, nhất là nhóm dưới 12 tuổi (tháng 1 là 18,4% và tháng 2 là 24,3%). Số trường hợp nặng, nguy kịch bắt đầu có sự gia tăng 37,6% so với tháng trước. Số trường hợp tử vong trên dưới 100 ca mỗi ngày, hiện vẫn trong khả năng đáp ứng của hệ thống y tế.

Về lý do đưa ra đề xuất này, Bộ Y tế thông tin: “Tạm dừng việc thông báo số nhiễm SARS-CoV-2 hằng ngày để tránh gây hoang mang vì số ca nhiễm chỉ là 1 trong 8 chỉ số để đánh giá tình hình cấp độ dịch mà chưa phản ánh đúng bản chất tình hình dịch bệnh”. Theo đó, các địa phương sẽ chủ động đánh giá về mức độ dịch.

Báo Sức khỏe và Đời sống có bài: Bộ Y tế đề xuất cho phép nhà thuốc được kê đơn thuốc Molnupiravir điều trị COVID-19.

https://suckhoedoisong.vn/bo-y-te-de-xuat-cho-phep-nha-thuoc-duoc-ke-don-thuoc-molnupiravir-dieu-tri-covid-19-16922030623424382.htm

Bộ Y tế vừa đề xuất Ban Chỉ đạo Quốc gia điều chỉnh quy định cho phép người phụ trách chuyên môn về dược tại nhà thuốc, quầy thuốc được kê đơn cho bệnh nhân hoặc người mua thuốc Molnupiravir điều trị COVID-19.

Đến nay, thuốc đã được Bộ Y tế cấp phép lưu hành có điều kiện trong 3 năm và phải kiểm soát chặt chẽ sau khi cấp phép. Người dân chỉ được sử dụng thuốc điều trị COVID-19 Molnupiravir khi có đơn thuốc của y bác sĩ.

Trong khi đó, thuốc này được khuyến cáo sử dụng sớm (trong vòng 5 ngày kể từ khi khởi phát triệu chứng hoặc có kết quả dương tính).

Để đảm bảo việc người bệnh dễ dàng tiếp cận với các thuốc kháng virus điều trị COVID-19 trong bối cảnh số mắc tăng cao những ngày gần đây, đồng thời đảm bảo kiểm soát chặt chẽ theo tinh thần chỉ đạo của Bộ Chính trị, Bộ Y tế đã có báo cáo gửi Thủ tướng Chính phủ, Ban chỉ đạo quốc gia phòng chống dịch COVID-19 đề xuất, kiến nghị Thủ tướng Chính phủ một số nội dung về việc cấp phát thuốc.

Báo điện tử VTV News có bài: Báo ngay cho y tế khi trẻ em mắc COVID-19 có những dấu hiệu sau.

https://vtv.vn/xa-hoi/bao-ngay-cho-y-te-khi-tre-em-mac-covid-19-co-nhung-dau-hieu-sau-20220307050956958.htm

Trẻ mắc COVID-19 điều trị tại nhà khi xuất hiện những triệu chứng này, các bậc phụ huynh cần nhanh chóng đưa con đến khám tại các cơ sở y tế.

Bộ Y tế mới đây đã ban hành “Hướng dẫn chăm sóc tại nhà đối với trẻ em mắc COVID-19”. Trong đó, trẻ được điều trị tại nhà khi không khó thở, không suy hô hấp, SpO2 ≥ 96% khi thở khí trời và nhịp thở bình thường.

Phụ huynh phải chuẩn bị đầy đủ nhiệt kế; Máy đo SpO2 cá nhân (nếu có); Khẩu trang y tế; Thuốc hạ sốt; Dung dịch nhỏ mũi;… Đặc biệt, với trẻ dưới 5 tuổi, cần báo nhân viên y tế hoặc đưa trẻ đến cơ sở y tế các triệu chứng bất thường sau đây:

Tinh thần: trẻ quấy khóc không chịu chơi, không hóng chuyện hoặc li bì, hoặc co giật;

Sốt cao liên tục >39oC và khó hạ thân nhiệt bằng các phương pháp như dùng thuốc hạ sốt + chườm/lau người bằng nước ấm. Hoặc sốt không cải thiện sau 48h;

Trẻ thở nhanh hơn so với tuổi.

Trẻ thở bất thường: Khó thở, thở phập phồng cánh mũi, co kéo hõm ức, cơ liên sườn…; Dấu hiệu mất nước: môi se, mắt trũng, khát nước, đái ít…; Tím tái.

SpO2 < 96% (nếu có máy đo SpO2); Nôn mọi thứ; Trẻ không bú được hoặc không ăn, uống được; Trẻ mắc thêm các bệnh khác như: sốt xuất huyết, tay chân miệng…; Bất kỳ tình trạng bất ổn nào của trẻ em mà thấy cần cấp cứu.

Hồng Hạnh (TH)

Thông tin liên hệ

Thông tin liên hệ