1900.636.628

Điểm tin ngày 05/01/2022

Ảnh: Anh Tú

Báo điện tử VTC News có bài: Doanh nghiệp dệt may xoay thưởng Tết giữ chân công nhân.

https://vtc.vn/doanh-nghiep-det-may-xoay-thuong-tet-giu-chan-cong-nhan-ar655429.html

Dù mới phục hồi sản xuất, kinh doanh còn chật vật nhưng đa số doanh nghiệp dệt may đều cố gắng xoay xở để thưởng Tết cho người lao động.

Năm nay, Công đoàn Dệt may Việt Nam cũng dự kiến chi 3 tỷ đồng (gấp đôi Tết 2021) để hỗ trợ người lao động. Trong đó, đặc biệt ưu tiên người lao động tại các doanh nghiệp bị ảnh hưởng nhiều bởi COVID-19.

Do tác động của dịch bệnh, “bức tranh” thưởng Tết sẽ có những thay đổi không chỉ ở các tỉnh, thành phố bị ảnh hưởng bởi đợt dịch lần thứ tư mà còn diễn ra trên khắp cả nước. Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam nhận định, có khoảng 30-50% doanh nghiệp sẽ giảm thưởng Tết, nhiều doanh nghiệp cố gắng để có thêm tháng lương thứ 13, nhưng mức thưởng sẽ thấp hơn các năm trước.

Nhìn tổng thể, do ảnh hưởng của đại dịch, đặc biệt làn sóng dịch COVID-19 lần thứ tư là rất lớn, đến nay, rất nhiều doanh nghiệp chưa thể hồi phục được. Bằng chứng là số lao động thất nghiệp, chưa có việc làm, bị giảm thu nhập vẫn tăng.

Báo điện tử VTV News có bài: COVID-19 có thể trở thành bệnh theo mùa từ năm 2022.

https://vtv.vn/the-gioi/covid-19-co-the-tro-thanh-benh-theo-mua-tu-nam-2022-20220104181622011.htm

Đại dịch COVID-19 có thể trở thành bệnh theo mùa ngay từ năm 2022, đây là nhận định do Chủ tịch Viện Khoa học Nga đưa ra.

Theo đánh giá của Chủ tịch Viện Khoa học Nga, tình hình hiện nay có vẻ giống như những năm 1960, khi dịch cúm Hong Kong gây ảnh hưởng rất nghiêm trọng với nhiều người mắc bệnh nặng. Tuy nhiên, vaccine và thuốc điều trị đã “xuất hiện” đúng lúc và người dân thế giới đã chung sống với bệnh cúm trong 60 năm nay. Người đứng đầu Viện Khoa học Nga cho rằng, nếu có phác đồ điều trị tốt, đáng tin cậy, dịch COVID-19 có thể sẽ bắt đầu giống như bệnh cúm thông thường ngay trong năm nay.

Những ngày cuối năm 2021 và đầu năm 2022, nhiều nước trên thế giới ghi nhận ca mắc mới COVID-19 tăng mạnh do sự xuất hiện của biến thể Omicron của virus SARS-CoV-2.

Nhiều nghiên cứu đang được thực hiện để hiểu rõ hơn về biến thể này. Đến nay, hầu hết đều nhất trí rằng, Omicron có khả năng lây lan nhanh hơn mọi biến thể khác. Về mức độ nguy hiểm, những dữ liệu ban đầu ghi nhận tại Nam Phi và một số nước đang chứng kiến Omicron trở thành biến thể chủ đạo như Mỹ, Anh hay Đan Mạch cho thấy, biến thể này không gây hậu quả nặng nề như biến thể Delta.

Trang dnaindia.com (Ấn Độ) mới đây còn “mang đến tin vui” cho độc giả khi dẫn một kết quả nghiên cứu tại Mỹ cho rằng, Omicron có thể là một loại vaccine tự nhiên, giúp đưa đại dịch COVID-19 đến hồi kết vào cuối năm 2022.

Báo điện tử Dân trí có bài: Nhiều người mang tâm lý “ai rồi cũng thành F0”, chuyên gia lo y tế quá tải.

https://dantri.com.vn/suc-khoe/nhieu-nguoi-mang-tam-ly-ai-roi-cung-thanh-f0-chuyen-gia-lo-y-te-qua-tai-20220104231957265.htm

Nhiều người trẻ, đã tiêm đủ mũi vaccine coi Covid-19 chỉ là bệnh nhẹ như cảm cúm và nếu mắc bệnh thì cũng như được “tiêm mũi vaccine tự nhiên”. Chuyên gia y tế lo ngại tâm lý chủ quan này.

Trên thực tế, tâm lý “chấp nhận có thể mắc Covid-19”, đang xuất hiện ở một bộ phận không nhỏ người dân, khi xác định chung sống với đại dịch.

Đặc biệt, nhiều người trẻ, đã tiêm đủ mũi vaccine coi Covid-19 chỉ là bệnh nhẹ như cảm cúm và mắc bệnh cũng như được “tiêm mũi vaccine tự nhiên”.

Theo chuyên gia này, mỗi hệ thống y tế đều có một công suất vận hành tối đa. Khi số F0 tăng quá nhanh và vượt mức này gây tình trạng quá tải sẽ dẫn đến việc không đảm bảo trong công tác chăm sóc y tế, từ đó tăng nguy cơ chuyển nặng và thậm chí là tỷ lệ tử vong của bệnh nhân.

Nhiều chuyên gia dịch tễ cũng nhận định, khi số ca bệnh tăng nhanh gây quá tải hệ thống y tế, nhóm có nguy cơ diễn biến nặng cao như người cao tuổi, người có bệnh nền sẽ chịu ảnh hưởng trước tiên và nặng nề nhất.

Cũng theo chuyên gia này, mặc dù người đã được tiêm đủ mũi vaccine Covid-19 có tỷ lệ chuyển biến nặng được hạn chế rất nhiều nhưng không phải là không có.

Do đó, người đã tiêm vaccine, thậm chí là mũi 3 cũng không được chủ quan với dịch bệnh. Người dân cần tuyệt đối tuân thủ các khuyến cáo 5K của Bộ Y tế, đặc biệt là trong bối cảnh dịch đang diễn biến nóng ở nhiều địa phương trên cả nước như hiện nay.

S1959 (Tổng hợp)

Thông tin liên hệ

Thông tin liên hệ